Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Ken suburi số 2

“Trong suburi thứ hai, phần hông được sử dụng tối đa để kết thúc đòn với tấn hanmi như là một phương thức để tránh trình trạng giết lẫn nhau bằng kiếm (trình trạng ai–uchi). Đây là một đặc thù quan điểm của Aikido. Nếu hông chúng ta vẫn quay về phía trước, điều này sẽ dẫn đến trình trạng giết lẫn nhau. Sự khác biệt này có thể thấy trong các bức ảnh của Tổ sư đang sử dụng thanh kiếm.” - Morihiro Saito sensei -
Khởi đầu với thế thủ ken-no-kamae-migi, chuẩn bị đòn tấn công bằng cách rút chân phải lùi một bước về thế hito-e-mi, đồng thời xoay hông di chuyển cơ thể ra khỏi trục tấn công. Nhấc kiếm lên cao khỏi đầu, mũi kiếm hơi ngã về phía sau. Hãy nhớ rằng, luôn luôn nhấc mũi kiếm lên trước chuôi kiếm.
Morihiro Saito trong thế hito-e-mi với bokken
Morihito Saito sensei trong thế hito-e-mi ở Ken suburi số 2

Khi ở trong tư thế hito-e-mi, giữ cánh chỏ cách đầu bạn một khoảng sao cho tầm nhìn không bị che khuất mà hai cánh tay không bị gượng cứng. Từ tư thế này, xoay hông sang trái để ra đòn chém.
Thả kiếm ra lưng, lướt chân phải chém shomen như ken suburi số 1
Cách chuẩn bị đòn chém như bài suburi thứ nhất, tức thả nhẹ kiếm lên Nhất điểm sau lưng. Bước chân phải tới trước, chém shomen-uchi thẳng tới trước, thở ra cùng với tiếng thét ki-ai. Dừng kiếm.

Kết húc đòn bằng cách xoay hông và trở vè thế hanmi, hai tay thả lỏng. Sau khi kết thúc đòn tấn công, đợi hai giây, trở về thế ken-no-kamae-migi.

Ghi nhớ: 

  • Ghi nhớ, giữ phần hông thấp và trọng tâm ổn định trong suốt quá trình thực hiện bài suburi thứ hai.
  • Chân và Ken luôn đi trên cùng một mặt phẳng, hướng tới mục tiêu, tránh di chuyển bước chân trước ra ngoài đường chém của thanh kiếm.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét