Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

20 jo suburi

“ Tổ sư truyền lại bài Jo đơn luyện gồm 31 đông tác cho những người mới bắt đầu. Ngoài ra, Ngài còn để lại nhiều bài jo kata khác. Vì những bài này rất khó cho những học viên mới bắt đầu, nên tôi chia thành nhiều phần cho dễ thực hành và tạo ra 20 bài Jo suburi. Tôi đã sắp xếp sao cho những bài suburi này theo từng nhóm theo đặc điểm tương đồng của chúng.” – Morihiro Saito sensei -
Jo suburi nijjupon (suburi: đơn luyện; nijjupon: 20 – tiếng Nhật), gồm 20 bài tập công, thủ và đỡ gạt với cây jo. Qua 20 bài tập này, các học viên Aikido có thể nắm được nền tảng cần thiết về cách sử dụng jo cơ bản. Bộ  20 jo suburi này bao gồm hầu hết các kỹ thuật dụng jo trong Aikido, nên các học viên nhớ lưu ý thực hành cẩn thận, với những động tác rộng rãi và chính xác.
O' sensei và Morihiro Saito
Ngài Saito đang luyện jo với O' sensei

Yếu tố hơi thở rất quan trọng trong các kỹ thuật dụng jo (và cũng rất quan trọng trong các kỹ thuật tay không – Taijutsu). Hít vào trước khi bắt đầu, kiai khi kết thúc đòn đâm hoặc chém, hết đòn rồi mới thở ra. Luôn ý thức về tư thế của mình trong suốt quá trình triển khai kỹ thuật. Hãy nhớ giữ vững tư thế và duy trì sự thăng bằng của bạn.

Tập luyện chậm rãi, uyển chuyển tốt hơn so với cách tập chạy theo tốc độ và sức mạnh. Đừng vôi chú tâm tới việc đả thương đối thủ với cây jo, đó không phải là cách nghĩ của Aikido. Một ngày nào đó tốc độ và sự chính xác sẽ đến với bạn.

Các bạn mới bắt đầu làm quen với các kỹ thuật trong 20 bài jo suburi nên bắt đầu từ phòng tập, có huấn luyện viên trình độ cao hướng dẫn. Không nên tự học qua các kênh thông tin như sách vở hay internet, chúng chỉ là nguồn tham khảo, chỉ có huấn luyện viên đẳng cấp mới có thể chỉ ra những điểm sai lầm của bạn.


Danh sách 20 bài jo suburi

20 bài suburi được Ngài Saito chia thành 5 nhóm:

Nhóm đòn Tsuki (dùng jo đâm các vị trí khác nhau)
  1. Choku tsuki (đâm thẳng)
  2. Kaeshi tsuki (đâm xoắn)
  3. Ushiro tsuki (đâm ra sau)
  4. Tsuki gedan gaeshi (đâm và quét jo ở tầm thấp)
  5. Tsuki jodan gaeshi uchi (đâm và xoay jo đỡ chém ở tầm cao)

Nhóm đòn Uchikomi (dùng jo chém)
  1. Shomen uchikomi (chém jo từ thế Hito-emi))
  2. Renzoku uchikomi (chém jo liên tục)
  3. Menuchi gedan gaeshi (chém jo và xoay người quét jo)
  4. Menuchi ushiro tsuki (chém jo tới trước, đâm jo ra sau)
  5. Gyaku yokomen ushiro tsuki (chém yokomen phía trước, đâm jo ra sau)

Nhóm các đòn Katate (đánh jo một tay)
  1. Katate gedan gaeshi (đánh jo từ thấp lên cao)
  2. Katate toma uchi (đánh jo từ cao xuống thấp)
  3. Katate hachi no ji gaeshi (đánh jo hình chữ “bát”)

Nhóm các đòn Hasso Gaeshi (các đòn jo từ thế thủ Hasso no kamae)
  1. Hasso gaeshi uchi (từ thế Hasso, chém tới)
  2. Hasso gaeshi tsuki (từ thế Hasso, đâm tới)
  3. Hasso gaeshi ushiro tsuki (từ thế Hasso, đâm ra sau)
  4. Hasso gaeshi ushiro uchi (từ thế Hasso, chém ra sau)
  5. Hasso gaeshi ushiro harai (từ thế Hasso, xaoy người chém ra sau)

Nhóm các đòn Nagare (cách đánh jo chuyển tiếp)
  1. Hidari nagare gaeshi uchi (chém jo phía trước, xoay người chém jo phía sau)
  2. Migi nagare gaeshi tsuki (chém jo phía trước, xoay người đâm jo ra sau)


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Phan Vũ. Được tạo bởi Blogger.

Popular Posts