Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Nhóm đòn Uchikomi (số 6)


Nhóm đòn này có chung một đặc điểm là đều khởi đầu tư thế thủ giống hệt như thế thủ Ken no kamae. Ở nhóm đòn Tsuki (đã đề cập ở những bài viết trước) ta có hai thế thủ khởi đầu là Jo no kamae và Tsuki kamae . Ứng với từng loại vũ khí sử dụng trong Aikido ta đều có thế đứng phù hợp. Hanmi phải dùng với Ken và hanmi trái thường dùng với Jo.
ken no kamae
Thế thủ Ken no kamae với Jo (migi jo no kamae)

Chúng ta cùng xem lại hai thế thủ Jo cơ bản đã đề cập ở những bài viết trước:
Jo no kamae, 20 jo suburi
Thế thủ Jo no kamae
Thế thủ Tsuki no kamae
Như vậy, qua ba hình trên chúng ta được học ba thế thủ Jo cơ bản: Jo no kamae, Tsuki no kamae và Ken no kamae (migi jo no kamae).

Cách dụng jo trong nhóm đòn này tương tự như cách dùng bokken trong AikiKen, đây cũng là sự tương đồng trong ba mảng kỹ thuật trong Aikido (Taijutsu, AikiKen và AikiJo).

Các bạn chú ý tập kỹ bài jo suburi số 6 (shomen uchi komi) vì những bài jo suburi trong nhóm Uchikomi đều phát triển từ bài tập này và có khởi đầu giống nhau. Mặt khác những đòn jo trong nhóm uchikomi cũng là những biến thể từ những đòn jo căn bản trong nhóm đòn Tsuki. Ví dụ như đòn tsuki gedan gaeshi, ta thực hiện đòn quét jo từ bên phải sau khi thực hiện đòn tsuki. Tương tự, đòn Menuchi gedan geashi thì ta thực hiện đòn quét jo từ bên trái sau khi thực hiện đòn shomen uchi với cây jo.

Các bạn nên tập chậm – chắc không chạy theo số lượng đòn, tập kỹ những bài đầu sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho những bài tập sau.

6. Shomen uchi komi - Jo suburi số 6

Khởi đầu với thế thủ Migi jo no kamae (giống thế thủ kiếm), tay trái nắm chuôi jo đặt trước hara (vùng đan điền) khoảng một nắm tay, tay phải nắm jo ở phía trước. Vì cây jo dài hơn cây bokken nên khoảng cách giữa hai tay khi nắm jo cũng rộng hơn khi nắm bokken, rộng khoảng một tầm vai là vừa.
Khởi đầu từ thế thủ Migi Jo no kamae (1)
Lùi chân phải ra sau, nâng jo lên cao, mũi jo hướng thẳng lên Trời. Y hệt như động tác về thế Hito-e-mi trong bài ken suburi số 2. Lưu ý không nâng hai vai trong động tác này.
2_ Lùi chân phải ra sau, nâng Jo lên

3_ Bước chân phải lên chém shomen
Chân phải bước tới trước đồng thời chém jo xuống (chém shomen uchi).

Chú ý tư thế đúng ở động tác chém jo, gối chân phải phía trước hơi rùn xuống, phần lớn trọng lượng cơ thể dồn ở chân trước, mũi jo cao hơn đường song song với mặt đất.

Khi chém shomen (yokomen) với cây jo cũng tương tự như khi chém shomen (yokomen) với cây ken, nghĩa là lực đánh đều phải xuất phát từ vùng đan điền, tuyệt đối không dùng lực từ cơ bắp hai cánh tay hay từ các cơ lưng.

Các bài liên quan

5. Tsuki jodan gaeshi uchi
6.  Shomen uchikomi (chém jo từ thế Hito-emi)
7.  Renzoku uchikomi (chém jo liên tục)
8.  Menuchi gedan gaeshi (chém jo và xoay người quét jo)
9.  Menuchi ushiro tsuki (chém jo tới trước, đâm jo ra sau)
10.Gyaku yokomen ushiro tsuki (chém yokomen phía trước, đâm jo ra sau)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Phan Vũ. Được tạo bởi Blogger.

Popular Posts