Trong nhóm đòn jo suburi Uchikomi có hai bài tập chém yokomen cơ bản với jo, bài Renzoku uchikomi (bài số 7) và bài Gyaku yokomen ushiro tsuki (bài số 10). Nếu như khi ta chém shomen thì chân phải ta bước tới trước còn khi chém Yokomen thì chân trái ta bước tới trước, hay cách chém phía bên nghịch.
Khởi đầu từ thế thủ Ken no kamae |
Cách xoay Jo hộ thân và chém Yokomen của Ngài Saito |
7. Renzoku uchikomi
Bài tập jo này gồm hai lần chém, có thể phân thành 4 bước:
- Khởi đầu với thế thủ Migi jo no kamae.
- Lùi chân phải ra sau, nâng jo lên trong thế hito-e-mi cao.
Lần thứ nhất lấn chân phải - chém Shomen uchi |
- Bước chân phải tới trước chém shomen uchikomi, y hệt như bài suburi số 6.
- Nâng và cố định bàn tay trái ở phía trước trán, xoay nhẹ cây jo hộ thân phía bên phải, mượn đà... Bước chân trái tới trước - chém yokomen, nhằm vào thái dương của đối phương.
Lần thứ hai, bước chân trái - chém Yokomen uchi |
Bài tập này có hai điểm, một là xoay jo che thủ phần đầu và vai phía bên phải và mượn đà xoay chém jo phía bên trái (tức bên phải người đối diện).
Các bài liên quan
6. Shomen uchikomi (chém jo từ thế Hito-emi)7. Renzoku uchikomi (chém shomen và yokomen liên tiếp)
8. Menuchi gedan gaeshi (chém jo và xoay người quét jo)
9. Menuchi ushiro tsuki (chém jo tới trước, đâm jo ra sau)
10.Gyaku yokomen ushiro tsuki (chém yokomen phía trước, đâm jo ra sau)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét