Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Katate Hachi No Ji Gaeshi (số 13)

Đòn đánh gạt jo hình chữ “bát”. Nói cách khác là đòn dùng jo đỡ gạt theo lối Yokomen cả hai bên, ai-yokomen và gyaku-yokomen.

Khởi đầu từ thế thủ Jo no Kamae. Dựng đứng jo trước mũi bàn chân phía sau, trong trường hợp này là bàn chân phải. Tay phải nắm jo tự nhiên, cách đầu jo một khoảng sao cho khi tay kia nắm mút đầu jo thì khoảng cách giữa hai bàn tay cũng rất tự nhiên, ngón cái bàn tay phải chỉ lên.
katate hachi no ji gaeshi
Thế thủ Jo no kamae
Hai chân di chuyển hoán đổi vị trí trong bài jo này. Bước chân phải lên đánh jo xuống, bước chân trái lên gần chân phải, tiếp đến lùi chân phải ra sau đánh jo vòng ngược lại. 

Bước chân phải lên đánh chéo jo sang trái
Lượt đánh jo lần đầu chỉ dùng một tay (tay phải), khi đánh vòng jo ngược lại thì dùng cả hai tay, nhưng tay trái chỉ theo động năng của cây jo chứ không can thiệp vào đường đi của nó. Kết thúc bài trong tư thế Hasso no kamae.

Lùi chân phải về đánh gnwowjc jo trở lại
Thế thủ Hasso no kamae là một trong năm thế thế thủ kiếm cơ bản truyền thống của Nhật Bản. Ngài Morihiro Saito chỉ dùng bốn thế thủ kia trong Aikiken, chỉ có thế thủ Hasso no kamae là dùng trong AikiJo (xem bài Waki kamae)


Clip hướng dẫn bài jo suburi số 13 của Đại sư Morihito Saito


Hình ảnh sử dụng trong loạt bài jo suburi ở đây là của Sensei  Lewis Bernaldo de Quiros, người Hà Lan, học trò 5 đẳng của Ngài Morihito Saito.


Các bài liên quan

10.Gyaku yokomen ushiro tsuki (chém yokomen phía trước, đâm jo ra sau)
11. Nhóm đòn Katate sanbon (nhóm kỹ thuật đánh jo một tay)
12. Katate Toma uchi (đánh jo vòng từ trên xuống)
13. Katate Hachi no ji gaeshi (đánh jo kiểu hasso)
     Hasso gaeshi no bu (Nhóm đòn hasso)
14. Hasso gaeshi uchi ((hasso và chém shomen)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Phan Vũ. Được tạo bởi Blogger.

Popular Posts