NHỮNG LỜI KHUYÊN DÀNH CHO TÂN MÔN SINH
(bài phỏng vấn của thầy Tamura)
Nobuyoshi Tamura sensei |
Tân môn sinh nên chú trọng tới 4 điểm :
1. Dạng của đòn.
2. Lý thuyết căn bản.
3. Bộ pháp
4. Thân pháp.
Bốn điểm này đi chung với nhau và phải coi như là một. Cái đòi hỏi này khó, nhưng phải để ý tới 4 điểm đó từ lúc đầu.
Khi tập, không nên chẻ nhỏ một đòn ra thảnh nhiều động tác. Nguyên cơ thể phải hoà hợp di chuyển. Một đòn sẽ không thành công nếu không liên tục. Ví dụ như đi xe đạp, không thể nào phân tích động tác đạp, động tác lái xe, động tác thắng ... Học Aikido (Hiệp Khí Đạo) cũng vậy, không thể phân tách một đòn ra nhiều động tác. Lúc đầu thế nào cũng có sự xê lệch giữa những động tác, nhưng với thời gian, cơ thể sẽ quen và những xê lệch đó sẽ không còn nữa.
Khi tập, người võ sinh phải tập hết mình, vững chắc (Kotai) nhưng vẫn phải mềm dẻo (Jutai), không gồng cơ bắp. Mềm dẻo không có nghĩa là chiều ý (chiều ý nage / uke). Cũng như cơ thể con người. Ở phía trong là xương, xong tới thit và da. Xương, da và thịt lúc nào cũng đi chung với nhau như một khối. Cái cứng phải có trong sự mềm dẻo, và sự mềm dẻo phải có trong cái cứng.
Nắm vững 2 phần đó rồi mới uyển chuyển (Ryutai) và sau cùng là tới Kitai, sự cảm nhận, ra đòn, bao trùm khi địch thủ mới có ý định tấn công
Như phần phân tích ở trên, một môn sinh Aikido cần nắm vững bốn khái niệm:
Kotai (vững chắc) – Jutai (mềm dẻo) – Ryutai (uyển chuyển) – Kitai (cảm nhận)
Trình tự luyện võ Aikido có thể phân thành ba giai đoạn gọi là Shu - Ha - Ri, cụ thể như sau:
Giai đoạn Shu:
Tập luyện theo lời giảng dạy của thầy một cách chu đáo cho tới khi làm được kỹ thuật y hệt như thầy hướng dẫn.
Giai đoạn Ha:
Tìm hiểu được mối liên quan khi thay đổi vài chi tiết và các biến thể của đòn.
Giai đoạn Ri:
Sau cùng là giai đoạn Ri, lúc này là tự mình tìm kiếm thấy đường hướng riêng của mình.
Thời buổi này, rất nhiều người bắt đầu bằng giai doạn Ri ... vì họ không làm được những gì HLV hướng dẫn nên họ tự kiếm ra cách đánh lấy. Vì họ không làm được điều này nên họ tìm cách làm điều khác.
Khi thầy chỉ hay sửa kỹ thuật đòn cho một võ sinh, nhiều người nói là họ không cách nào làm được. Họ nghĩ là thật vô dụng khi ráng làm những gì họ không làm được.
Học võ là phải thử những điều mà mình không làm được. Không còn cách nào khác hết.
Sưu tầm trên internet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét