Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Waki no kamae


Tư thế Waki kamae là một trong năm thế thủ kenjutsu truyền thống của Nhật bản. Một thế thủ mà thanh kiếm được giấu ở đằng sau, mũi kiếm chỉ xuống đất, cán kiếm đặt nhẹ trên đùi phải, lưỡi và thân kiếm bị che giấu hoàn toàn.
Trong tiếng Nhật từ waki còn có nghĩa là sườn, nách, bên hông...
Morihito Saito sensei hướng đẫn thế thủ Waki no kame
Thế thủ Waki no kamae
Các kiếm sĩ kejutssu sử dụng tư thế waki kamae nhằm hai dụng ý: một là để giấu chiều dài của thanh kiếm. Trên các chiến trường xưa hay trong các cuộc tỷ thí sinh tử, chiều dài của thanh kiếm còn tùy thuộc vào sở trường dùng kiếm của mỗi cá nhân, chiều dài của thanh kiếm giống như một bí mật về đặc điểm vũ khí. Dụng ý thứ hai là để che giấu hướng của lưỡi kiếm, không cho đối thủ đoán được hướng của đòn chém sắp tới. Từ vị trí thanh kiếm trong tư thế waki no kamae có hai khả năng chính sẽ xảy ra, một là đường kiếm sẽ đi từ dưới lên, hai là đi từ trên xuống, mà chỉ cần một khắc lưỡng lự trong khi giao đấu thì thất bại là tất yếu. Ngày xưa hiếm có một kiếm sĩ nào bại trận mà còn sống để có cơ hội rút kinh nghiệm.

Ngày nay việc đấu kiếm chỉ còn mang tính thể thao, độ dài và chất liệu của thanh kiếm đã được các Hiệp hội thể thao quy ước cụ thể. Nhưng không hẳn vì thế mà thế thủ Waki no kamae không còn khả dụng trong kiếm thuật Nhât bản hiện đại.

Thế thủ Waki kamae nằm trong nhóm ba thế thủ kiếm được sử dụng trong AikiKen. Nhóm ba thế thủ này là : Chudan no kamae, Jodan no kamae, Waki no kamae. Hai thể thủ kiếm còn lại là: Gedan no Kamae và Hasso no kamae lại được dùng trong AikiJo.

Theo ý nghĩa tượng trưng trong triết lý Á Đông, năm thế thủ kenjutsu tượng trương cho năm hành trong Ngũ hành:
  • Waki no kamae đại diện cho hành Kim
  • Hassō no kamae đại diện cho hành Mộc
  • Chūdan no kamae đại diện cho hành Thủy
  • Jōdan no kamae đại diện cho hành Hỏa
  • Gedan no Kamae đại diện cho hành Thổ


Tổ sư Ueshhiba Morihei với thế thủ Ken no Kamae
Thế thủ Chudan no kamae

Trong AikiKen, ý nghĩ triết học của nó tượng trưng cho quan điểm sống chan hòa với vũ trụ:
Tổ sư Ueshiba Morihei với thế thủ jodan no kamae
Thế thủ Jodan no kamae
  • Chudan no kamae, hay gọi là Ken no kame. Mũi Ken hướng về phía uke, hay hướng Nhân.
  • Jodan no kamae, vì khi dùng chung với thế đứng hito-e-mi trong Ken suburi số 2 và số 3 nên được gọi là thế Hito-e-mi, thực ra thế thủ jodan no kamae và thế đứng hito-e-mi là hai khái niệm khách nhau. Thế thủ này, mũi Ken hướng thẳng lên trời, tức hướng Thiên.
  • Waki kamae, mũi Ken chỉ xuống đất, hay hướng Địa.
Ba thế thủ Ken tượng trương cho ba đại lượng cơ bản trong vũ trụ Thiên – Địa – Nhân. Người tập AikiKen cũng là tập cách sống giao hòa với Trời – Đất, với thiên nhiên, với vũ trụ và với con Người. Đó cũng là tư tưởng cơ bản của môn võ Aikido.


Các bài liên quan

Động tác Nuki-tsuke và Noto-tsuke
Tư thế Shizentai
Thế đứng Hito-e-mi
Thế thủ Waki kamae
7 Ken suburi


Phan Vũ. Được tạo bởi Blogger.

Popular Posts