Hasso geashi ushiro tsuki là jo suburi thứ 16 trong 20 bài jo suburi của Sensei Morihiro Saito. Bài tập jo này được sắp liền kề sau bài tập jo Hasso gaeshi Tsuki. Ta dễ dàng nhận ra nó phát triển từ bài jo Hasso gaeshi tsuki và quan điểm 4 hướng trong Aikido. Aikido dạy chúng ta không chỉ chăm bẳm vào chỉ một uke đang tấn công ta từ phía trước mà còn nhiều uke khác cũng đang tấn công ta từ mọi hướng. Trong bài suburi hasso gaeshi ushiro tsuki, giả định rằng một uke đang tấn công từ phía trước và một uke đang tấn công từ phía sau.
Chuỗi động tác Hasso Geashi |
Kết cấu bài tập cũng giống như những bài jo trong nhóm jo suburi Hasso no Bu. Nghĩa là gồm hai phần: phần đầu là hasso gaeshi và phần sau là ushiro tsuki.
Hasso gaeshi là động tác xoay gạt jo vòng sang bên – lên cao, cuối cùng dựng đứng jo ở vai sau với thế đứng Hasso no Kamae chuẩn bị phản công. Động tác này chúng ta đã tập ở hai suburi trước. Cách thực hiện hasso gaeshi với jo gần giống như cách nhập một số đòn Ai-hanmi Kokyu nage trong kỹ thuật tay không. Giả sử như ta đang ở thế hanmi-phải (migi hanmi – thế thủ ken), uke lao tới tấn công shomen uchi, ta chỉ việc lấn chân sau tới nữa bước, xoay hông, lùi chân phải về vậy là ta đã hòa vào dòng tấn công của uke. Với jo cũng tương tự, chỉ khác là ta dùng jo kết hợp di chuyển để gạt vũ khí của uke.
Khi ở thế thủ Hasso no kamae với jo ta có nhiều cách để phản công. Sensei Saito gợi ý cho chúng ta 5 cách phản công. Cách phản công thứ ba ở trong bài tập này – chuyển toàn bộ năng lượng tấn công của uke ra sau theo đường thẳng (tsuki), nhằm vào một uke khác đang tấn công ở phía sau.
Ushiro tsuki từ tư thế Hasso no kamae |
Với jo đang dựng thẳng ở vai sau, ta thả bàn tay trái ra, dùng cánh tay phải làm trục xoay để cho jo xoay rớt về phía trước. Tay trái nắm lại jo ở đầu trên (chuẩn bị đâm ra sau). Xoay người ra sau nhưng không xoay hẳn ra sau, chỉ xoay người góp thêm lực cho đòn tsuki. Và đừng quên (rất quan trọng) uke giả định vừa tấn công ta còn ở phía trước. Cho nên khi nhìn kỹ hình trong video hướng dẫn ta thấy Sensei Lewis Bernaldo không xoay hết đầu ra sau nhìn mục tiêu để đâm.
Việc tập luyện các bài jo suburi không những giúp chúng ta có thêm nhiều kỹ năng sử dụng jo cơ bản mà còn làm sáng tỏ nhiều khía cạnh trong các kỹ thuật tay không (Taijutsu). Điển hình như ứng dụng cách giải quyết với nhiều uke trong bài suburi này cho các bài tập randori.
13. Katate Hachi no ji gaeshi (đánh jo kiểu hasso)
Hasso gaeshi no bu (Nhóm đòn hasso)
14. Hasso gaeshi uchi ((hasso và chém shomen)
15. Hasso gaeshi tsuki (hasso và đâm tới)Clip Hướng Dẫn Bài Jo Suburi Hasso Gaeshi Ushiro Tsuki Của Sensei Morihiro Saito:
Các bài liên quan
12. Katate Toma uchi (đánh jo vòng từ trên xuống)13. Katate Hachi no ji gaeshi (đánh jo kiểu hasso)
Hasso gaeshi no bu (Nhóm đòn hasso)
14. Hasso gaeshi uchi ((hasso và chém shomen)
16. Hasso gaeshi ushi tsuki (hasso và đâm hậu)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét