Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Hasso Gaeshi Tsuki (số 15)

Hasso Gaeshi Tsuki, là suburi thứ 2 trong nhóm suburi Hasso No Bu. Hasso Gaeshi Tsuki gồm hai phần, phần đầu là động tác Hasso Gaeshi tiếp theo là đẩy tsuki về phía trước và thâu jo lại về thế Hasso no kamae. Bài tập được thiết kế để giúp học viên học cách tạo ra động lực quay qua hông, mở rộng năng lượng thông qua bàn tay, và chuyển thành lực đẩy về phía trước hoặc sang phải, sang trái tùy theo cách biến hóa bài tập.
hasso gaeshi tsuki
Jo suburi số 15 - Hasso gaeshi tsuki
Bài tập khởi đầu từ thế thủ Ken no kamae với jo (nắm jo ở thế hanmi bên phải), tương tự như khởi đầu trong suburi Hasso Gaeshi Uchi. Trụ nhẹ trên chân phải, xoay hông trái đồng thời bước chân trái lên ngang hàng với chân phải. Hai tay bạn thả lỏng, trượt dọc theo thân jo cho đến khi chia thân jo thành ba phần. Lúc này jo đang được xoay nằm ngang trước người bạn. Tiếp tục xoay gạt jo sang phải xuống dưới và ra sau theo chiều kim đồng hồ, như thể bạn đang hòa vào dòng tấn công đến từ bên phải và dắt nó chệch hướng sang phải. Mở hông trái để cho chân phải của bạn lùi chéo về sau. Cứ để cho jo tiếp tục chuyển động tự nhiên từ trái cao xuống phải thấp lại vòng lên dựng đứng trên cao.

hasso gaeshi tsuki; jo suburi # 15
Quá trình gạt vòng Jo (hasso gaeshi) chung cho tất cả 5 bài tập Jo trong nhóm Hasso no bu
Tới đây chúng ta đã về thế thủ Hasso no kamae với jo. Phần tiếp theo chúng ta sử dụng năng lượng dự trữ từ quá trình gạt vòng jo ở chặng trước. Nếu như đang tập với uke, thì năng lượng từ đòn tấn công của uke cũng góp thêm vào dòng chuyển động này.

hasso gaeshi tsuki; jo suburi # 15
Đẩy tsuki với Jo từ thế thủ hasso no kamae
Từ thế thủ Hasso no kamae, trụ trên chân phải phía sau, lướt chân trái tới trước, mở hông đẩy tsuki (đâm jo) tới trước ở tầm jodan. Thở mạnh ra, cũng có thể thét ki-ai cùng với động tác đâm jo. Các ngón tay thả lỏng để cho jo từ tư thế đứng vuông góc với mặt đất trượt vòng xuống tới trước trở thành song song với mặt đất ở tư thế đẩy tới (tsuki). Bàn tay phải trượt dọc tới mút đầu jo, ngón cái bấm vào đầu jo để gia tăng thêm lực. Nhưng bàn tay trái thì hầu như đứng yên trong không gian, có vai trò như điểm tựa cho jo chuyển động. Trong quá trình đâm jo tới, chân trái của bạn cũng lướt tới để giữ thăng bằng và cũng để thu hẹp khoảng cách. Bàn chân trái cũng có công dụng ngăn chặn sự quá đà khi ta quá chú tâm vào động tác đẩy tsuki.

hasso gaeshi tsuki; jo suburi # 15
Thâu Jo về lại thế thủ hasso no kamae
Thâu jo về, sau khi hoàn thành động tác đẩy tsuki, ta thâu chân trái và jo ngược trở lại thế thủ Hasso no kamae để chuẩn bị cho đòn jo tiếp theo.


clip hướng dẫn jo suburi : hasso gaeshi tsuki của sensei morihiro saito



Các bài liên quan

12. Katate Toma uchi (đánh jo vòng từ trên xuống)
13. Katate Hachi no ji gaeshi (đánh jo kiểu hasso)
     Hasso gaeshi no bu (Nhóm đòn hasso)
14. Hasso gaeshi uchi ((hasso và chém shomen)
15. Hasso gaeshi tsuki (hasso và đâm tới)
16. Hasso gaeshi ushi tsuki (hasso và đâm hậu)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Phan Vũ. Được tạo bởi Blogger.

Popular Posts