Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Gaeshi tsuki (số 2)

Đây là bài tập thứ hai trong nhóm đòn Tsuki.

Khởi đầu từ thế đứng Jo no kamae, giống như đòn Choku tsuki. Đưa bàn tay phải lên nắm đầu trên của cây jo (ngón cái chỉ xuống). Rút nhẹ jo lên sao cho hai tay bạn nắm khoảng hơn phần ba cây ba cây jo cho tự nhiên.
Khởi đầu từ thế đứng jo no kamae


Lách người sang trái một ít để thoát khỏi trục tấn công. Đánh xoắn vòng cây jo tới (thuận chiều kim đồng hồ), với điểm trục tựa ở bàn tay trái. Mục đích chính của động tác này là để gạt đòn jo tsuki của đối phương.
Đưa bàn tay phải lên nắm đầu Jo, khởi di chyển chân trước (hình 2)
Dùng tay trái làm điểm tựa để đánh xoắn cây jo
Ở hình số 6, Lewis Bernaldo de Quiros sensei đã thoát khỏi trục tấn công
Các bạn xem kỹ các hình trên, quan sát khoảng cách hai tay nắm jo và bước chân trong từng động tác của thầy Lewis Bernaldo de Quiros. Đường vạch thẳng trên mặt thảm tượng trưng cho trục tấn công của uke.

Một khi đòn đâm jo của đối phương bị gạt xoắn kiểu này, toàn bộ vùng phía trước thân người của đối phương bị phơi trống và cây jo của đối phương hoàn toàn bị khống chế.

Đây là một bài tập lợi dụng lực đẩy jo và cách chuyển động tới của đối phương. Thực hiện bài tập này với bạn tập tốt hơn là tập một mình. Uke tấn công bằng đòn đâm jo tới, tori hóa giải bằng đòn Kaeshi tsuki.



Các bài liên quan

Nhóm đòn Tsuki (dùng jo đâm các vị trí khác nhau)
  1. Choku tsuki (đâm thẳng)
  2. Kaeshi tsuki (đâm xoắn)
  3. Ushiro tsuki (đâm ra sau)
  4. Tsuki gedan gaeshi (đâm và quét jo ở tầm thấp)
  5. Tsuki jodan gaeshi uchi (đâm và xoay jo đỡ chém ở tầm cao)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Phan Vũ. Được tạo bởi Blogger.

Popular Posts