Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Hito-e-mi


Hito-e-mi là thế đứng mở, một thế đứng đặc thù của Aikido. Thế đứng này được khởi xướng bởi Tổ sư Aikido – Morihei Ueshiba. Thế đứng hito-e-mi còn gọi thế đứng Ura Sankaku, tạm hiểu là thế đứng tam giác  (san, là thứ 3, tiếng Nhật).
Thế đứng mở bàn chân hito-e-mi
Thế đứng mở bàn chân Hito-e-mi

Để hiểu rõ về thế đứng hito-e-mi, ta bắt đầu từ thế thủ (kamae). Thế đứng thủ căn bản trong Aikido là thế đứng Hanmi (hanmi, một nửa cơ thể, tiếng Nhật), ta hay gọi là thế thủ kamae (kamae, có nghĩa là tư thế, tiếng Nhật). Trong thế đứng hanmi, bàn chân trước hướng trực diện với hướng tấn công, bàn chân sau hơi vuông góc với bàn chân trước, trục vai nghiêng tự nhiên theo trục nối kết hai bàn chân.

Ở thế đứng này một nửa cơ thể hoạt động đồng nhất như một khối duy nhất, ví dụ như khi lấn về phía trước, tay trước và chân trước chuyển động cùng lúc. Do đó, chỉ một nửa cơ thể ta có khuynh hướng tiếp xúc với các đòn tấn công, còn nửa kia giống như đang bị giấu.

Nếu chúng ta tiếp cận dòng tấn công của uke từ thế đứng hanmi, tất yếu sẽ dẫn tới việc đối lực trực tiếp, điều này trái với nguyên tắc “hài hòa” của Aikido. Từ đây, thế đứng hito-e-mi mới phát huy tác dụng.

Thế đứng hito-e-mi không phải là một thế “tấn” như ta thường thấy ở nhiều môn võ thuật khác, nó là một thế đứng rất linh hoạt trong Aikido, thuận phòng thủ - lợi tấn công. Trong thế đứng hito-e-mi, bàn chân trước mở ra khoảng 30o  so với trục tấn công, ngón chân cái bàn chân sau thẳng hàng với gót chân bàn chân trước. Hông hướng thẳng tới trước. Khi uke phát động tấn công, tori chỉ việc lướt người tới theo hướng trục của bàn chân trước thì hiển nhiên tori đã ở bên ngoài trục tấn công. Đây là ưu điểm đầu tiên của thế đứng hito-e-mi. Ưu điểm thứ hai là tính thuận lợi khi xoay người thuận theo chiều mở của bàn chân trụ. Ưu điểm này giúp tori hòa vào dòng tấn công của uke khá dễ dàng.

Còn nhiều ưu điểm khác của thế hito-e-mi mà bản thân người viết bài vẫn chưa ngộ được. Không phải ngẫu nhiên mà Tổ sư Morihei Ueshiba đặc biệt nhấn mạnh tới thế đứng này.


Các bài liên quan

Thế thủ Waki no kamae
Động tác Nuki-tsuke và Noto-tsuke
Tư thế Shizentai
Thế thủ Waki kamae
7 Ken suburi
Phan Vũ. Được tạo bởi Blogger.

Popular Posts