Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Ken suburi số 3

"Bài suburi thứ ba được sử dụng trong kumi – tachi và ki-no-musubi-tachi. Tổ sư nhắc nhở rằng chúng ta nên thực hiện đòn này với cảm giác hòa lẫn vào vũ trụ, bằng cách hấp thu khí lực (ki) của vũ trụ thông qua mũi nhọn của thanh kiếm, đi qua đường mũi vào seika – tanden (đan điền)". - Morihiro Saito sensei

Bài tập Ken thứ 3 có thể gọi là Kokyu Ken, tức kỹ thuật chém bằng hơi thở. Động tác nâng kiếm thẳng trên đầu cho phép hấp thụ Ki của trời đất thông qua đầu mũi kiếm tụ vào cơ thể bạn. Khi hạ thanh kiếm ra sau, giữ hơi thở. Đường chém thực hiện với một hơi thở duy nhất.

Quá trình thực hiện bài ken suburi số 3 có thể chia thành 4 chặng.

  • Chặng 1: Khởi đầu bằng thế thủ ken no kamae
  • Chặng 2:Lùi chân phải về sau một bước, vào thế Hito-e-mi, đồng thời nâng mũi kiếm lên, hít vào. 
  • Chặng 3:Hạ từ từ kiếm và toàn thân của bạn xuống, về thế Waki-kamae, để kiếm dựa nhẹ trên phần đùi sau của chân phải. ngưng thở trong khi thực hiện động tác này. (xem lại bài Waki no kamae) 
  • Chặng 4:Bước chân phải tới trước, xoay hông từ phải sang trái, chém shomenuchi. Giữ đường kiếm đi qua đỉnh đầu của bạn, đồng thời thở ra một hơi thật mạnh.
san no ken suburi
Bước 1: Từ thế thủ ken no kamae

san no ken suburi
Bước 2: Về thế hito-e-mi

san no ken suburi
Bước 3: Hạ kiếm xuống về thế waki-kamae

 san no ken suburi
Bước 4: Bước chân phải lên, chếm shomen uchi

Ở chặng thứ hai, hướng của thanh kiếm hơi khác với bài suburi thứ hai, lần này nâng thanh kiếm thẳng trên đầu bạn, như đầu ngọn nến, như thể bạn đang khoan bầu trời. Không cần phải giữ trọng tâm ở vị trí thấp (ở bài tập suburi thứ hai luôn giữ trọng tâm thấp, ổn định). Hãy cảm giác khí lực (ki) của đất trời đang đi qua đầu mũi kiếm xuống tận tan-den (đan điền).

Như trên đã nói, bài tập ken suburi số ba này được thực hiện với một hơi thở duy nhất, nhưng trong một hơi thở này chia thành 3 đoạn : Hít vào – nâng kiếm lên, hạ kiếm xuống. Nín thở khi ở thế waki-kamae. Thở ra khi ra đòn chém. Vì thế, bài ken suburi số ba còn gọi là Kokyu Ken. Những bạn mới tập không nên tập bài ken suburi số ba lâu quá khiến ta phải dùng hai hoặc ba lần thở trong một lần thực hiện bài tập Ken này.

Sau đòn tấn công đợi hai giây, thở ra và quay lại thế ken-no-kamae-migi. Lặp lại động tác.


Ý nghĩa của bài ken suburi số 3

Bài ken suburi số 3 hiện thân cho trục đứng – dấu gạch nối giữ Trời và Đất, trong đó con người là một phần của vũ trụ. 

Thanh Ken trên đầu trong bài suburi số 3, thẳng đứng như thể xuyên qua bầu trời, nó hấp thu thiên khí của Trời. Khi thanh ken chỉ xuống đất, sức mạnh của Đất đang đi vào cơ thể ta. Thân thể ta như một dấu gạch nối, tiếp nối giữa Trời và Đất. Hay nói cách khác, bài ken suburi số 3 là bài tập hợp nhất Thiên – Địa – Nhân.

Ý nghĩa hợp nhất Thiên – Địa – Nhân trong bài ken suburi số 3 này rộng lớn hơn rất nhiều so với các khía cạnh kỹ thuật đơn thuần của một bài tập ken.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Phan Vũ. Được tạo bởi Blogger.

Popular Posts