"Trong bài ken suburi thứ sáu, chúng ta áp sát vào với thanh kiếm đưa cao rồi đâm tới. Đây là một trong những động tác nằm trong các bài tập ki-musubi-no-tachi. Ta tránh đòn shomen uchi của đối thủ sang phải và ngay lập tức, khi đối phương chuẩn bị tấn công tiếp, ta thực hiện đòn đâm thẳng." - Morihiro Saito-
Bài tập này kết hợp chém shomen (hoặc yokomen) và đâm tsuki.
Động tác lật ngang lưỡi ken trong suburi số 6 |
Tiến trình bài Ken suburi số 6 như sau:
- Động tác khởi đầu của bài suburi số 6 giống như động tác khởi đầu của bài suburi thứ hai. Tức là, hồi chân phải về đồng thời nâng kiếm trên đầu, về thế hito-e-mi.
- Lướt chân phải tới trước, xoay nhẹ hông và chém shomen-uchi trên đường trung tâm.
- Tiếp theo, đâm thẳng ken tới người của đối phương (mune tsuki), vừa đâm vừa xoay ngang lưỡi kiếm sang trái (lật lưỡi ken vào bên trong). Đồng thời thực hiện một kaiten nhỏ để tránh trực diện với trục tấn công của đối phương.
- Bước chân sau tới (ở đây là bước chân trái) chém gyaku yokomen, vừa dứt đòn chém, xoay mũi kiếm một vòng tròn nhỏ thuận theo đà chém, đâm thẳng tới trước cùng với động tác lật ngang lưỡi kiếm sang phải.
- Quay người lại chém yokomen (giống như bài suburi thứ năm), vừa dứt đòn chém đâm thẳng tới (đồng thời lật ngang lưỡi kiếm). Bước tiếp chân sau lên, lặp lại động tác chém và đâm.
7 Bài KEN SUBURI :
Ken suburi số 1Ken suburi số 2
Ken suburi số 3
Ken suburi số 4
Ken suburi số 5
Ken suburi số 6
Ken suburi số 7
0 nhận xét:
Đăng nhận xét