Xoay người chém shomen ra sau |
Trình tự bài ken suburi số 4 như sau:
- Bắt đầu với thế thủ ken no kamae.
- Chuẩn bị đòn chém như bài suburi thứ nhất, tức thả nhẹ kiếm lên Nhất điểm sau lưng. Lướt chân phải tới trước, chém shomen-uchi thẳng tới trước, thét ki-ai.
- Giữ đường trung tâm, bạn bước chân sau tiếp lên để thực hiện đòn shomenuchi tiếp theo, thét ki-ai. (lúc này bạn đang ở tấn ken kamae trái)
- Tiếp tục bước chân sau lên (chân phải) để thực hiện đòn shomenuchi tiếp theo. (lúc này bạn đang ở tấn ken kamae phải)
- Để đổi hướng, bạn nâng kiếm lên đầu, xoay hông 180 độ từ phải sang trái, chém shokomen theo hướng ngược lại. Không có bước chân tới trong lúc đổi hướng chém ra sau. Khi bạn đang ở tư thế ken-no-kamae-migi (tức chân phải ở phía trước), xoay ngược người sang trái ra sau, thì tự nhiên thành ra thế đứng ken-no-kamae-hidarii (tức chân trái ở phía trước) mà không cần di chuyển bàn chân.
- Tiếp tục bước chân sau lên để chém shomen.
Những điểm lưu ý trong bài ken suburi số 4:
- Mũi kiếm và chân sau chuyển động cùng lúc, giống như giữa mũi kiếm và ngón chân cái chân sau được liên kết với nhau bằng một sợi dây vô hình. Cho nên khi nâng mũi kiếm lên thì chân sau của bạn cũng chuyển động theo.
- Giữ thăng bằng ổn định trong khi bước tới, xoay người và chém.
- Bạn có thể thực hiện 3 đòn chém theo hướng này và 3 đòn chém theo hướng ngược lại, có thể nhiều hơn tùy theo không gian cho phép, nhưng luôn luôn là số lẽ. Lúc xoay người ra sau chém, đếm là một. Ta dùng số lần chém mỗi bên là số lẽ để đảm bảo rằng, ta đang tập xoay người chém cả hai phía: từ trái sang phải và từ phải sang trái.
7 Bài KEN SUBURI :
Ken suburi số 1Ken suburi số 2
Ken suburi số 3
Ken suburi số 4
Ken suburi số 5
Ken suburi số 6
Ken suburi số 7
0 nhận xét:
Đăng nhận xét