Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Ken suburi số 5

"Bài suburi thứ năm gồm những động tác thường được sử dụng trong kumi-tachi. Ở hanmi phải, ta nâng kiếm lên từ phía phải bảo vệ thân thể mình và tấn công với đòn chém xuống, kết thúc với hanmi trái. Từ hanmi trái ta xoay kiếm bên trái để tự bảo vệ thân thể mình, rồi bước chân phải về phía trước – tấn công, kết thúc với hanmi phải. Trong kumi-tachi ta chuyển toàn bô cơ thể sang phải hoặc sang trái. Nhưng trong suburi, chúng ta thực hành điều chỉnh vị trí của mình theo bước chân hanmi phải (trái) cho phù hợp."   - Morihiro Saito –

Trong bài suburi này, ta thực hiện luân phiên hai đòn chém Yokomen và Gyaku yokomen. Nghĩa là phối hợp với lực hông chém theo đường chéo nhằm vào thái dương của đối phương. Chém lần lượt bên trái, bên phải đường trung tâm, luôn nhớ xê dịch nhằm tránh trực diện với trục tấn công của đối phương.
Morihiro Saito sensei hướng dẫn bài kensuburi số 5
Xoay ken hô thân, thuận đà chém gyaku yokomen
Tiến trình bài Ken suburi số 5 như sau:
Khởi đầu – thế thủ ken no kamae.
  • Xoay ken hộ thân bên phải, bước chân trái lên, chém Gyaku Yokomen (yokomen bên trái). (1)
  • Xoay ken hộ thân bên trái, bước chân phải lên, chém Yokomen. (2)
  • Xoay ken hộ thân bên phải, bước chân trái lên, chém Gyaku Yokomen. (3)
  • Xoay người ngược ra sau (trái qua phải), chém Yokomen. (1)
  • Xoay ken hộ thân bên phải, bước chân trái lên, chém Gyaku Yokomen. (2)
  • Xoay ken hộ thân bên trái, bước chân phải lên, chém Yokomen. (3)
  • Xoay người ngược ra sau (phải sang trái), chém Gyaku Yokomen. (1), Và tiếp tục..
Khi kết thúc bài Ken suburi số 5 với Gyaku yokomen, thì bấy giờ ta đang ở thế ken-no-kamae-hidari.

Không có quy định số lần bước tới chém là bao nhiêu lần, miễn sao chúng tập xoay người chém ngược ra sau đều cả hai bên trái - phải là được.

Khi thực hiện xong bài tập, dừng lại hai giây nhằm ổn định lại tư thế. Sau đó tiếp tục lượt bài tập tiếp theo.

Những điều ghi nhớ trong bài Ken suburi số 5 :
  • Bước chân trước tới trước để thực hiện đòn chém trong bài tập này là sai.
  • Bước chân sau tới trước – chém, chân còn lại xê dịch tránh trục tấn công.
  • Luôn luôn thực hiện một động tác kaiten nhỏ để tránh trục tấn công trung tâm.
  • Không nên xoay nghiêng lưỡi kiếm trước khi đòn yokomen hình thành, vì dễ bị đối phương phát hiện.
  • Luôn luôn giữ lưỡi kiếm cao hơn tai của mình. Không nên chuẩn bị đường chém bằng cách hạ thanh kiếm.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Phan Vũ. Được tạo bởi Blogger.

Popular Posts