Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Ken suburi số 7

“Subri thứ bảy được sử dụng trong bài kumi-tachi thứ hai và thứ tư. Trong bài này, khi đòn chém của ta bị gạt xuống và ta giải phóng thanh kiếm theo đường tròn, sau đó phản công với một đòn đâm. Khi bị  đối phương đỡ hay gạt thanh kiếm xuống, ta luôn sử dụng đòn này để đánh trả”. - Morihiro Saito –
Bài ken suburi số 7 là biến thể từ bài ken suburi số 6, xoay người thoát trục tấn công và bước chân sau lên cùng lúc đâm ken tới. Ứng dụng trong trường hợp đòn chém của ta bị uke gạt đỡ.
Morihiro Saito sensei hướng dẫn bài ken suburi số 7
Bước chân sau lên - đâm ken (đồng thời lật ngang lưỡi ken)
Tiến trình bài Ken suburi số 7 như sau:
  • Động tác khởi đầu của bài suburi số 7 giống như động tác khởi đầu của bài suburi thứ hai. Tức là, hồi chân phải về đồng thời nâng kiếm trên đầu, về thế hito-e-mi.
  • Bướt chân phải lên, xoay nhẹ hông và chém yokomen.
  • Bước chân sau lên, xoay hông đâm ken tới trước, đồng thời xoay ngang lưỡi ken vào bên trong.
  • Xoay người ngược ra sau (xoay thuận chiều không di chuyển chân), lặp lại các bước như từ đầu.

Những điều ghi nhớ trong bài Ken suburi số 7:
  • Bài ken suburi số 7 kết hợp hai bài ken suburi số 2 và số 6. 
  • Đòn chém trong ken suburi số 7 là đòn chém yokomen.
  • Động tác bước chân sau lên – đâm tsuki, ứng dụng trong trường hợp đòn chém yokomen (hay shomen) bị đối phương cản được.
  • Khởi đầu làm quen với khái niệm Kumi-tachi.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Phan Vũ. Được tạo bởi Blogger.

Popular Posts